Truy cập

Hôm nay:
98
Hôm qua:
235
Tuần này:
98
Tháng này:
6502
Tất cả:
324335

Ý kiến thăm dò

KẾ HOẠCH Thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm năm 2023

Ngày 22/02/2024 08:44:17

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ MINH KHÔI

Số: 03/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Minh Khôi, ngày 17 tháng 01 năm 2023

KẾ HOẠCH

Thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm năm 2023

Căn cứ Kế hoạch hoạt động thông tin tuyên truyền của ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện, phòng văn hóa – thông tin huyện Nông Cống về thông tin tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm;

Uỷ ban nhân dân xã Minh Khôi xây dựng Kế hoạch thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa xã năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về An toàn thực phẩm (ATTP), kiến thức ATTP; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng về ATTP.

2. Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

3. Nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành trong công tác truyền thông về ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP trong tình hình mới.

4. Hoạt động truyền thông về ATTP phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã; nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả; phát huy ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG TIN TUYÊN TUYỀN

1. Đối tượng

a) Chính quyền các cấp, cán bộ làm công tác quản lý ATTP ở các cấp, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, tiểu thương tại các chợ trên địa xã.

Người tiêu dùng thực phẩm: Tuyên truyền cho người tiêu dùng thực phẩm nói chung đặc biệt là các đối tượng phụ nữ, nông dân, công nhân làm tại các nhà máy trong huyện Nông Cống, các trường học đóng trên địa bàn xã.

2. Nội dung truyền thông

a) Xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền về ATTP trong các dịp cao điểm như Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu... phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, phù hợp với từng đối tượng.

b) Nâng cao năng lực quản lý về ATTP cho cán bộ xã, thôn làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP.

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP cho đội ngũ cán bộ xã, thôn làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP như Kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; điều tra ngộ độc thực phẩm...

c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ sinh cá nhân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh phục vụ khách hàng.

- Tuyên truyền các phương pháp bảo quản và lựa chọn thực phẩm.

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới của Trung ương, của tỉnh, huyện.

d) Tuyên truyền, phổ biến vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn.

- Công khai địa chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn để người tiêu dùng biết, lựa chọn.

- Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Hướng dẫn cách chọn mua, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.

3. Hình thức, biện pháp thông tin tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều loại hình như: Hội nghị, đài truyền thanh, trang thông tin điện tử, cụ thể:

- Cổ động trực quan bằng các hình thức như pano, khẩu hiệu, băng Zôn, cờ phướn, bảng điện tử.

- Tổ chức phát hành tài liệu, bản tin; phát băng, đĩa, hình, tờ rơi, áp phích tuyên truyền về ATTP.

4. Khẩu hiệu tuyên truyền

- Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

- Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Không quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm là thuốc.

- Kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn là sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là niềm tự hào của doanh nhân, là sống có trách nhiệm với cộng đồng.

- Hãy quan tâm lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác rõ ràng.

- Hãy thực hiện ăn chín uống chín và dùng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tốt cho sức khỏe.

- Hãy đọc kỹ thông tin và lựa chọn cẩn thận khi mua thực phẩm được quảng cáo qua mạng xã hội.

- Toàn dân giám sát, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hãy “Tự giác, phát giác, tố giác” trong việc đấu tranh và bảo vệ thực phẩm an toàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Nông nghiệp

- Tham mưu triển khai Kế hoạch truyền thông về an toàn thực phẩm trong các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, Tết Trung thu..., thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với trạm y tế xã mở các lớp tập huấn truyền thông về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm xã, thôn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về các quy định ATTP tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý.

2. Đài truyền thanh xã.

- Chủ động tăng thời lượng, nội dung tuyên truyền, nhất là phổ biến Luật An toàn thực phẩm vào các đợt cao điểm như: Tết Nguyên Đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Rằm tháng 7, Tết Trung thu...

- Tuyên truyền, cổ động trực quan trên các phương tiện pano, khẩu hiệu, băng rôn, cờ phướn, bảng điện tử...; lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ.

- Phát thanh các thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm trên loa phát thanh của xã.

- Thông tin tuyên truyền cho cộng đồng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể biết cách phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Kịp thời đăng tải các tin bài phản ánh thực trạng ATTP, tình hình ngộ độc thực phẩm, các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại các địa bàn xã, thôn, các mô hình điển hình bảo đảm ATTP.

3. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các ngành đoàn thể trong xã

Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức VSATTP, chỉ đạo các cấp hội tích cực tham gia thực hiện tuyên truyền VSATTP năm 2023, phối hợp xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng rau sạch tại cơ sở, địa phương và cách lựa chọn chế biến thực phẩm an toàn.

IV. KINH PHÍ

Nguồn ngân sách Nhà nước, việc sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.

Trên đây là Kế hoạch thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Minh Khôi năm 2023, yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động chỉ đạo triển khai và báo cáo kết quả thực hiện của đơn vị theo quy định.

Nơi nhận:

- Ban chỉ đạo về VS ATTP huyện;

- Phòng văn hóa TT huyện;

- TT ĐU – HĐND – UBND xã;

- Các đơn vị, đoàn thể;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

CHỦ TỊCH

Lê Sỹ Lam

KẾ HOẠCH Thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm năm 2023

Đăng lúc: 22/02/2024 08:44:17 (GMT+7)

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ MINH KHÔI

Số: 03/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Minh Khôi, ngày 17 tháng 01 năm 2023

KẾ HOẠCH

Thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm năm 2023

Căn cứ Kế hoạch hoạt động thông tin tuyên truyền của ủy ban nhân dân huyện, Ban chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm huyện, phòng văn hóa – thông tin huyện Nông Cống về thông tin tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm;

Uỷ ban nhân dân xã Minh Khôi xây dựng Kế hoạch thông tin tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa xã năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về An toàn thực phẩm (ATTP), kiến thức ATTP; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý và người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và người tiêu dùng về ATTP.

2. Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.

3. Nâng cao năng lực quản lý của các cấp, các ngành trong công tác truyền thông về ATTP; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP trong tình hình mới.

4. Hoạt động truyền thông về ATTP phải bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng ủy, HĐND, UBND và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã; nội dung và hình thức thông tin tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả; phát huy ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC THÔNG TIN TUYÊN TUYỀN

1. Đối tượng

a) Chính quyền các cấp, cán bộ làm công tác quản lý ATTP ở các cấp, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, tiểu thương tại các chợ trên địa xã.

Người tiêu dùng thực phẩm: Tuyên truyền cho người tiêu dùng thực phẩm nói chung đặc biệt là các đối tượng phụ nữ, nông dân, công nhân làm tại các nhà máy trong huyện Nông Cống, các trường học đóng trên địa bàn xã.

2. Nội dung truyền thông

a) Xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền về ATTP trong các dịp cao điểm như Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu... phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, phù hợp với từng đối tượng.

b) Nâng cao năng lực quản lý về ATTP cho cán bộ xã, thôn làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP.

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP cho đội ngũ cán bộ xã, thôn làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP như Kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; điều tra ngộ độc thực phẩm...

c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thực hành về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ sinh cá nhân trong sản xuất, chế biến, kinh doanh phục vụ khách hàng.

- Tuyên truyền các phương pháp bảo quản và lựa chọn thực phẩm.

- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật mới của Trung ương, của tỉnh, huyện.

d) Tuyên truyền, phổ biến vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn.

- Công khai địa chỉ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn để người tiêu dùng biết, lựa chọn.

- Tuyên truyền để người tiêu dùng có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Hướng dẫn cách chọn mua, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.

3. Hình thức, biện pháp thông tin tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng nhiều loại hình như: Hội nghị, đài truyền thanh, trang thông tin điện tử, cụ thể:

- Cổ động trực quan bằng các hình thức như pano, khẩu hiệu, băng Zôn, cờ phướn, bảng điện tử.

- Tổ chức phát hành tài liệu, bản tin; phát băng, đĩa, hình, tờ rơi, áp phích tuyên truyền về ATTP.

4. Khẩu hiệu tuyên truyền

- Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng quyết tâm ngăn chặn thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.

- Tuyệt đối không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Không quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm là thuốc.

- Kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn là sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, là niềm tự hào của doanh nhân, là sống có trách nhiệm với cộng đồng.

- Hãy quan tâm lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, bao bì, nhãn mác rõ ràng.

- Hãy thực hiện ăn chín uống chín và dùng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tốt cho sức khỏe.

- Hãy đọc kỹ thông tin và lựa chọn cẩn thận khi mua thực phẩm được quảng cáo qua mạng xã hội.

- Toàn dân giám sát, đấu tranh với các hành vi vi phạm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hãy “Tự giác, phát giác, tố giác” trong việc đấu tranh và bảo vệ thực phẩm an toàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Nông nghiệp

- Tham mưu triển khai Kế hoạch truyền thông về an toàn thực phẩm trong các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì An toàn thực phẩm, Tết Trung thu..., thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với trạm y tế xã mở các lớp tập huấn truyền thông về nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm xã, thôn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về các quy định ATTP tới các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý.

2. Đài truyền thanh xã.

- Chủ động tăng thời lượng, nội dung tuyên truyền, nhất là phổ biến Luật An toàn thực phẩm vào các đợt cao điểm như: Tết Nguyên Đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Rằm tháng 7, Tết Trung thu...

- Tuyên truyền, cổ động trực quan trên các phương tiện pano, khẩu hiệu, băng rôn, cờ phướn, bảng điện tử...; lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ.

- Phát thanh các thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm trên loa phát thanh của xã.

- Thông tin tuyên truyền cho cộng đồng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể biết cách phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Kịp thời đăng tải các tin bài phản ánh thực trạng ATTP, tình hình ngộ độc thực phẩm, các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại các địa bàn xã, thôn, các mô hình điển hình bảo đảm ATTP.

3. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các ngành đoàn thể trong xã

Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức VSATTP, chỉ đạo các cấp hội tích cực tham gia thực hiện tuyên truyền VSATTP năm 2023, phối hợp xây dựng mô hình chăn nuôi, trồng rau sạch tại cơ sở, địa phương và cách lựa chọn chế biến thực phẩm an toàn.

IV. KINH PHÍ

Nguồn ngân sách Nhà nước, việc sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.

Trên đây là Kế hoạch thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Minh Khôi năm 2023, yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động chỉ đạo triển khai và báo cáo kết quả thực hiện của đơn vị theo quy định.

Nơi nhận:

- Ban chỉ đạo về VS ATTP huyện;

- Phòng văn hóa TT huyện;

- TT ĐU – HĐND – UBND xã;

- Các đơn vị, đoàn thể;

- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ

CHỦ TỊCH

Lê Sỹ Lam

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)