Truy cập

Hôm nay:
216
Hôm qua:
339
Tuần này:
2194
Tháng này:
10319
Tất cả:
316590

Ý kiến thăm dò

Bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm

Ngày 08/03/2024 10:59:28

UBND XÃ MINH KHÔI


BAN VĂNHÓA XÃ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã

Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát. Làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo.

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.

4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:

Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu.

Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân:

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa mưa, Chi cục ATVSTP khuyến cáo:

*Cácnguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:

Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Nấu kĩ thức ăn:thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn:nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.

Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.

*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:

- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.

Minh Khôi, ngày 08 tháng 03 năm 2024

Phê duyệt UBND xã Người Viết Bài Phó Chủ Tịch

Hà Thị Giang

Lê Đình Khải

Bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm

Đăng lúc: 08/03/2024 10:59:28 (GMT+7)

UBND XÃ MINH KHÔI


BAN VĂNHÓA XÃ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

Bài tuyên truyền về phòng chống ngộ độc thực phẩm

Kính thưa các bà con nhân dân trong toàn xã

Tiết trời nóng ẩm trong mùa mưa là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên) chưa được kiểm soát. Làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo.

Các tác nhân gây ngộ độc thực phẩm:

1. Chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa mưa, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh, xe cộ qua lại, gần cống thải của thành phố, nơi tập kết rác thải công cộng.

4. Thường xuyên ôm ấp, âu yếm các con vật nuôi khiến trẻ em dễ bị dính lông của những con vật này và lại dính vào thức ăn và đưa vào miệng.
5. Thức ăn không được nấu chín kĩ để tiêu diệt các vi khuẩn, thay vào đó, vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

6. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

7. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm

Các bệnh thường gặp do nhiễm khuẩn - nhiễm độc thức ăn:

Bệnh tả, bệnh viêm ruột- dạ dày, bệnh viêm cấp tiểu- đại tràng do vi khuẩn và độc tố ruột; bệnh viêm dạ dày - tiểu tràng cấp và nhiễm độc toàn thân do ngoại độc tố tụ cầu.

Phòng chống ngộc độc thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bản thân:

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trong mùa mưa, Chi cục ATVSTP khuyến cáo:

*Cácnguyên tắc trong chế biến thực phẩm an toàn:

Chọn thực phẩm an toàn: mua thực phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng, tiệm tạp hóa và những nơi tuân thủ đúng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống, tiết canh. vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh.

Nấu kĩ thức ăn:thực phẩm tươi sống dễ chứa các mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi gia nhiệt đun kỹ đun với nhiệt độ ít nhất là 70oC trong 15 phút thì có thể giết chết vi khuẩn. Thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín, bảo quản ở nhiệt độ an toàn:nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm quá 2 tiếng phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60oC), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 5oC). Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản. Không bảo quản số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:Đây là nguyên tắc tốt nhất dể tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín:Thực phẩm nấu chín có thể bị ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không chế biến thịt sống và sau đó dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chin, không để chung thực phẩm sống và chín trong 1 tủ bảo quản (tủ lạnh). Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kỳ bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẫu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng cách đựng thực phẩm trong các hộp kín có đậy nắp.

Sử dụng nguồn nước sạch: sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống, đun sôi nước trước khi làm đá cho các đồ uống.

*Cách xử trí khi xảy ra ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần biết một số động tác sau:

- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

- Đình chỉ việc sử dụng thực phẩm nghi ngờ, niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu), và báo ngay cho cơ quan chức năng đến điều tra xác định nguyên nhân.

Minh Khôi, ngày 08 tháng 03 năm 2024

Phê duyệt UBND xã Người Viết Bài Phó Chủ Tịch

Hà Thị Giang

Lê Đình Khải

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)